Quy Trình sản xuất tương ớt như thế nào? Như chúng ta đã biết, tương ớt, tương cà là các loại nước sốt chấm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày.
Nhưng tuyệt nhiên, chúng ta chưa biết làm sao để tương ớt ngon? Loại chất ổn định, tinh bột biến tính nào được sử dụng làm phụ gia của tương ớt? Cùng tham khảo kỹ hơn qua bài viết này nha
PHỤ LỤC BÀI VIẾT
THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT TƯƠNG ỚT
Tương ớt có thành phần khá đơn giản bao gồm ớt tươi, gia vị, chất ổn định, nước
Ớt tươi: Đây là thành phần chính trong tương ớt chiếm tới 30 – 70% tùy vào từng loại tương ớt và công thức của mỗi nhà sản xuất. Ngoài ra, một số cơ sở nhà máy sử dụng ớt khô, ớt bột

Gia vị: thông thường các loại gia vị phổ biến đều có trong các loại tương ớt đó là: Đường, muối iot, tỏi, cà chua cô đặc, dấm. Một số gia vị khác tùy thuộc vào mỗi thương hiệu sẽ có công thức riêng.
Chất ổn định ( phụ gia trong tương ớt )
Chất ổn định trong tương ớt thường được sử dụng là các loại tinh bột biến tính có nguồn gốc từ thực vật như Ngô, khoai mì, khoai tây.
Loại tinh bột biến tính được sử dụng nhiều nhất đó là Acetylated distarch adipate E1422, E1414, Xanthan Gum E415, Gum Arabic E414,….
Chất ổn định giúp cho tương ớt có độ sánh tốt, màu tươi và tự nhiên, thời gian bảo quản lâu hơn
TINH BỘT SẮN BIẾN TÍNH – ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT TƯƠNG ỚT
Đối với tinh bột sắn ( tapioca starch ) thông thường, thì tương ớt được làm ra có độ sánh không cao, màu sắc không tươi, đặc biệt là thời gian bảo quản sản phẩm ngắn (2-3 tháng). Đây cũng là yếu điểm của các loại bột thông thường.

Trong tương ớt, tinh bột biến tính E1422 ( Acetylated distarch adipate ) và tinh bột biến tính E1414 ( Acetylated distarch phosphate ) có nguồn gốc từ sắn ( khoai mì ) được sử dụng nhiều nhất. Điều này cũng dễ, hiểu bởi giá thành tinh bột sắn sẽ thấp hơn nhiều so với các tinh bột ngô, khoai tây, lúa mì.
Trong khi đó, chất lượng sản phẩm không thay đổi so với các loại bột khác. Điều này giúp cho tinh bột sắn biến tính hiện nay được sử dụng nhiều trong thực phẩm
Tinh bột biến tính kép E1422 và E1414 có liên kết ngang bền vững giúp cho tương ớt:
- Tạo độ sánh, độ dày trong tương ớt
- Giúp ổn định và phân phối đều các nguyên liệu và phụ gia có trong tương ớt
- Ngăn khả năng rỉ nước, tách nước khi ra thành phẩm
- Tinh bột biến tính E1422, E1414 chịu được nhiệt độ cao nên không bị vỡ hoặc phá cấu trúc trong quá trình gia nhiệt
- Không bị bể, vỡ trong quá trình khấy trộn

>>> Anh/Chị là Cơ Sở Sản Xuất Hoặc Nhà Máy: Tham khảo về đặc tính và ứng dụng của tinh bột biến tính chuyên dùng tương ớt: Tinh bột biến tính Tapx-8
>>> Bạn Sẽ Chưa Biết Nhiều Về Bột Biến Tính Đâu? Xem ngay tại đây: Tinh bot bien tinh Starch In Food VN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT TƯƠNG ỚT THÔNG DỤNG

Bước 1: Phân loại và làm sạch:
Nguyên Liệu Được Lựa Chọn Theo Tiêu Chuẩn : Độ Chín, mức độ nguyên vẹn không bị hư hoặc dập.
Ớt phải chín đỏ, làm sạch thật kỹ và tách các tạp chất ra khỏi nguyên liệu

Bước 2: Luộc Chín, Băm nhuyễn
Ớt sau khi được lựa chọn sẽ được luộc chín. Quá trình này giúp cho ớt chín mềm
Sau đó cho toàn bộ ớt đã luộc chín vào băm nhuyễn

Bước 3: Phối trộn, đảo trộn :
Giai đoạn này rất quan trọng trong việc phối trộn ớt xoay nhuyễn, nước, gia vị và các chất ổn định. Giúp chúng hòa lẫn và tan đều trong hỗn hợp
Đầu tiên chúng ta cho các loại gia vị: Đường, muối iot, tỏi, cà chua cô đặc, dấm vào và khấy trộn đều với nhau. Sau đó gia nhiệt hỗn hợp lên nhiệt độ 35 ºC – 45 ºC
Sau khi đạt được nhiệt độ mong muốn, chúng ta cho tinh bột biến tính hoặc chất ổn định khác vào khuấy đều và tiếp tục gia nhiệt lên nhiệt độ sôi để cô đặc thành phẩm.
Bước 4: Làm nguội và rót chai công đoạn cuối trong quy trình sản xuất tương ớt
Khi hỗn hợp đạt được độ đặc mong muốn, làm nguội sản phẩm và nhanh chóng rót sản phẩm vào những dụng cụ chứa đựng sạch đã được thanh trùng trước, đậy nắp kín.
